Để biết được chính xác mình có mắc giang mai hay không? Ngoài chẩn đoán lâm sàng, mọi người cần phải làm các xét nghiệm giang mai. Vậy, xác định giang mai cần phải làm những phương xét nghiệm nào? Để hiểu rõ, mọi người hãy tham khảo những thông tin sau đây.
Phương pháp xét nghiệm nhận biết bệnh giang mai
Thực chất, giang mai là căn bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện sớm thì sẽ giải quyết được căn bệnh này. Vậy khi thấy những dấu hiệu bất thường bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám. Vậy xét nghiệm giang mai bằng cách nào?
– Phương pháp soi trên kính hiển vi: Phương pháp này thường áp dụng cho những người mới mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, giang mai ở giai đoạn đầu rất khó chuẩn đoán bởi bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng. Chính vì thế, mà người ta thường lấy mẫu ở các vết loét trên da, niêm mạc và cơ quan sinh dục soi trên kính hiển vi để tìm ra xoắn khuẩn giang mai.
– Phương pháp xét nghiệm máu: Như đã nó ở trên, khi kết thúc giai đoạn 1 bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 2 và các triệu chứng ở giai đoạn 1 đã biến mất nhưng thực chất là nó đã ngấm sâu vào trong máu. Nên cách xét nghiệm tốt nhất đối với những người mắc bệnh giang mai ở giai đoạn 2 là xét nghiệm máu để kiểm tra RPR, VDRL. Nếu người bệnh đã mắc giang mai thì sau khi xét nghiệm máu sẽ cho kết quả dương tính, điều đó chứng tỏ rằng xoắn khuẩn giang mai đang tồn tại trong máu.
– Phương pháp xét nghiệm dịch não tủy: Thường là đối với những người mắc bệnh giai đoạn cuối bởi lúc này xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và gây ra một loạt biến chứng như đã kể trên.
– Phương pháp xét nghiệm nước ối: Thường áp dụng đối với những phụ nữ đang mang thai để xem mẹ đã lây truyền giang mai sang cho con chưa? Sau khi lấy mẫu nước ối sẽ tiến hành kiểm tra trên kính hiển vi để tìm ra xoắn khuẩn giang mai.
Một số điều cần phải lưu ý khi xét nghiệm giang mai
– Ở các trường hợp giang mai thần kinh thì cần phải làm xét nghiệm RPR dịch não tủy – xét nghiệm kháng thể xoắn giang mai ở trong dịch não tủy.
– Đối với trẻ sơ được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh giang mai nhưng không bị lây nhiễm. Khi xét nghiệm RPR lại cho kết quả (+) thì cần phải làm xét nghiệm thêm bằng TPHA. Trường hợp trẻ có chỉ số RPR cao hơn mẹ, thậm chí cao hơn 4 lần, thì khả năng cao trẻ bị nhiễm bệnh từ mẹ, lúc này phải làm hỗ trợ điều trị ngay.
– Trong một vài trường hợp xét nghiệm dương tính là giả như : ung thư, tuổi tác, sinh lý, thai phụ…Những trường hợp này nên phải chẩn đoán thận trọng và làm thêm xét nghiệm khẳng định và sàng lọc khác.
– Nếu làm xét nghiệm giang mai khẳng định bạn bị bệnh thì người bệnh phải theo dõi động thái diễn biến của bệnh, đặc biệt là thai phụ. Khi đó, nên làm xét nghiệm mỗi tháng 1 lần.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp xét nghiệm giang mai. Khi có biểu hiện bất thường mọi người nên đi làm xét nghiệm nếu có bệnh thì phải hỗ trợ điều trị ngay. Trong trường hợp muốn biết thêm thông tin hay thắc mắc gì? Mọi người hãy liên hệ ngay số điện thoại 0395.456.294 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
BÀI TEST KIỂM TRA
XEM BẠN ĐANG BỊ BỆNH PHỤ KHOA NÀO?
(Chỉ mất 30s chúng tôi sẽ cho bạn biết bạn đang mắc bệnh phụ khoa gì)
Chú ý : “Kết quả bài kiểm tra sẽ được trả tới SĐT của bạn trong vòng 30′ (Dưới hình thức CUỘC GỌI ĐẾN)” Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click “Giải đáp trực tuyến” hoặc click “Gửi bài test” để biết kết quả