Tìm hiểu về mụn cóc – Phòng Khám Hưng Thịnh

Mụn cóc thường mọc trên bàn tay hoặc ngón tay và cần được điều trị​ nhằm ngăn ngừa mụn lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể hoặc cho người khác. Mụn cóc thường có thể tái phát sau khi điều trị và nó có thể làm người bệnh phải điều trị dai dẳng mà không dứt bệnh.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là gì? Mụn cóc thường gặp là mụn phát triển trên da gây ra bởi một loại virus gọi là HPV. Virus này khiến các tế bào trên lớp ngoài của da nhanh chóng phát triển. Các virus gây mụn cóc có thể truyền nhiễm sang người khác khi tiếp xúc với hạt mụn cóc hoặc sử dụng chung đồ vật như khăn tắm, quần áo…

Mụn cóc thường có màu trùng với màu da, nhưng cũng có thể có màu đen (nâu hoặc xám đen), phẳng và mịn trên bề mặt da.

Tìm hiểu về mụn cóc
Tìm hiểu về mụn cóc

Triệu chứng nhận biết của mụn cóc

Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau và được xác định theo các khu vực nổi mụn trên cơ thể, hình dạng của mụn.

– Mụn cóc thông thường

Nếu bạn nhìn thấy mụn cóc trên mặt, hãy kiểm tra bàn tay trước tiên vì virus gây ra mụn cóc có thể lây từ tay sang mặt thông qua việc gãi ngứa hoặc cắn móng tay.

Mụn cóc thông thường có những đặc điểm sau:

+ Mụn phát triển nhiều nhất trên các ngón tay, xung quanh móng và trên mu bàn tay;

+ Thường xảy ra ở những nơi da bị xước, chẳng hạn như do cắn móng tay hoặc cắt tỉa móng;

+ Mụn thường là chấm nhỏ màu đen;

+ Sờ vào cảm thấy sần sùi.

– Mụn cóc chân

Mụn cóc chân có những đặc điểm sau:

+ Phát triển thường xuyên nhất trên lòng bàn chân;

+ Có thể phát triển thành các cụm dày đặc;

+ Mụn thường phẳng hoặc mọc ẩn bên trong

+ Có thể gây đau như đạp phải sỏi đá;

+ Mụn là những chấm màu đen.

– Mụn cóc phẳng

Mụn cóc phẳng có những đặc điểm sau:

+ Mụn có thể mọc ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, trẻ em thường bị nổi ngay trên mặt. Nam giới thường bị trong khu vực mọc râu và phụ nữ thì trên chân;

+ Nhỏ hơn và ít sần sùi hơn các mụn cóc khác;

+ Có khuynh hướng phát triển với số lượng lớn, từ 20–100 hạt.

– Mụn cóc dạng sợi mảnh

Mụn cóc sợi mảnh có những đặc điểm sau:

+ Mụn là những sợi dài hoặc mập như ngón tay mọc trên da.

+ Thường phát triển trên mặt: xung quanh miệng, mắt và mũi.

+ Mụn phát triển rất nhanh.

+ Khi virus HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ thể thường không thể chống lại virus gây ra  mụn cóc.

Nguyên nhân gây ra mụn cóc

– Virus HPV chính là thủ phạm gây ra mụn cóc, và những vết trầy xước trên da sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho virus thâm nhập vào cơ thể;

– Mụn cóc có thể lây lan từ người sang người. Bạn có thể bị mọc mụn cóc do chạm vào mụn cóc của người khác hoặc đồ dùng của họ;

– Thông thường, mụn cóc phải qua khoảng vài tháng để phát triển kích thước và xuất hiện trên da nên hầu như không ai phát hiện ra mụn cóc đang mọc trên cơ thể mình.

Phòng chống mụn cóc như thế nào?

Để giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như lây lan mụn cóc, mỗi người cần thực hiện như sau:

– Không tỉa, cắt hoặc cạo khu vực có mụn để tránh lây lan virus;

– Không sử dụng cùng dụng cụ móng tay cắt trên mụn cóc rồi sử dụng trên móng tay khỏe mạnh;

– Đừng cắn móng tay nếu có mụn gần các móng;

– Giữ bàn tay khô ráo nhất có thể, vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn cóc phát triển nhiều hơn;

– Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc;

– Sử dụng dép tắm và đồ dùng riêng để không lây bệnh cho người xung quanh.

Hiểu rõ nguyên nhân gây ra mụn cóc và thực hiện theo các phương pháp phòng chống là cách tốt nhất để bạn có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và tránh lây lan cho người khác. Mọi thắc cần được giải đáp cụ thể, bạn đọc có thể gọi điện đến số 0395.456.294 để được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn trực tiếp.

BÀI TEST KIỂM TRA

XEM BẠN ĐANG BỊ BỆNH PHỤ KHOA NÀO?

(Chỉ mất 30s chúng tôi sẽ cho bạn biết bạn đang mắc bệnh phụ khoa gì)

  • Số lượng khí hư (dịch âm đạo) ra nhiều hay ít?

  • Màu sắc khí hư ra sao?

  • Khí hư của bạn có mùi hay không?

  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn ra sao?

  • Hiện tại vùng kín của bạn có biểu hiện gì?

  • Một số dấu hiệu khác

Chú ý : “Kết quả bài kiểm tra sẽ được trả tới SĐT của bạn trong vòng 30′ (Dưới hình thức CUỘC GỌI ĐẾN)” Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click “Giải đáp trực tuyến” hoặc click “Gửi bài test” để biết kết quả

Rate this post