Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì?

Chứng Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở nữ giới vào thời kỳ kinh nguyệt. Nếu các cơn đau đều đặn theo chu kỳ kinh nguyệt và không kéo dài thì đó là chuyện hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu hay đau bụng dữ dội, có những diễn biến khác thường thì khi đó các bạn nữ cần nên lưu tâm theo dõi.

Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì?
Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì?

Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì?

– Ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc hàng ngày

Đau bụng kinh do đến thời kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung co bóp để đẩy máu ra ngoài. Bạn nữ cảm thấy đau phần bụng dưới, có cảm giác nặng bụng, khó chịu, đau âm ỉ. Nó làm ảnh hưởng tới công việc của bạn, bạn không thoải mái và tự tin khi ra ngoài, nó là biểu hiện bình thường, vì nó được xuất phát từ nguyên nhân nguyên phát.

– Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của phụ nữ

Nhưng có những trường hợp đau bụng quá dữ dội, đau kéo dài thì đó rất có thể là nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, khi mà nguyên nhân của cơn đau là nguyên nhân thứ phát! Khi bạn mắc Bệnh phụ khoa, viêm nhiễm phụ khoa thì đó là nguyên nhân thứ phát gây nên đau bụng kinh.

+ Lạc nội mạc tử cung: là hiện tượng lớp nội mạc ở trong tử cung lại theo máu kinh vào ống dẫn trứng, khoang bụng, trực tràng và kết thành sẹo ở những khu vực đó. Khi đó được gọi là lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung làm giảm chất lượng trứng cũng như khả năng thụ tinh và khả năng di chuyển của tinh trùng. Do đó dễ dẫn đến tình trạng vô sinh.

+ U xơ tử cung: là những cục u nhỏ gồm các tế bào cơ mềm và các mô (các sợi nối với nhau) phát triển trong thành tử cung. Nó gây đau dữ dội thời kỳ kinh nguyệt. Biến chứng nguy hiểm chính là hiện tượng băng huyết, khối u có thể gây biến dạng tử cung và lớp nội mạc tử cung, gây bất lợi cho sự làm tổ của trứng. Khối u có thể gây cản trở hoặc tắc nghẽn ống sinh, nhất là các u nằm ở eo tử cung.

Xem Thêm

—> Khám phụ khoa là khám những gì?

—> Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng dao LEEP

—> Tìm hiểu về Bệnh Viêm  lộ tuyến cổ tử cung

– Ảnh hưởng tới khả năng nhận thức: đau bụng khi kinh nguyệt còn làm giảm khả năng nhận thức, giảm trí thông minh.

– Dấu hiệu của chửa ngoài tử cung: Chửa ngoài tử cung gây ra những cơn đau dữ dội, chảy máu cho phụ nữ, mà nhiều người nhầm tưởng đó là đau bụng kinh. Điều này rất nguy hiểm, vì nếu không được phát hiện sớm thì sẽ dẫn đến bị vỡ khi thai phát triển lớn, gây nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ.

Nhận thức được mức độ nguy hiểm của việc bị đau bụng kinh, thì mỗi người phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đang trong độ tuổi trưởng thành và sinh nở nên có những biện pháp để giảm đau bụng kinh. Đồng thời theo dõi sát sao những cơn đau của mình bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Phát hiện sớm để tránh những trường hợp đáng tiếc vì quá muộn. Điều hòa kinh nguyệt giúp giảm đau, kinh nguyệt đều tốt cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

– Không uống những chất kích thích trong chu kỳ kinh nguyệt như bia, rượu, café còn làm cho ngày kinh bị kéo dài.

– Uống nhiều nước trong những ngày bị hành kinh: 2.5l/1 ngày

– Không ăn đồ lạnh, uống nước lạnh

– Dùng thuốc giảm đau trong các trường hợp quá đau nhưng không nên lạm dụng.

– Dùng những sản phẩm thuốc điều hòa kinh nguyệt cũng giúp vòng kinh đều, tránh các bệnh về lạc nội mạc tử cung và giảm đau bụng kinh. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng thuốc

– Ăn những thực phẩm giúp giảm đau như: bí đỏ, dứa, thực phẩm chứa nhiều canxi, các loại họ đậu.

Trên đây là những chia sẻ của Phòng khám Hưng Thịnh về triệu chứng đau bụng kinh của phụ nữ, sức khỏe sinh sản là điều cần quan tâm hàng đầu của người phụ nữ. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn về những vấn đề sức khỏe sinh sản, hãy gọi đến cho Hưng Thịnh để được các chuyên gia giỏi nhất tư vấn cho bạn nhé!

Hotline :01666 06 5566 – 01666 06 5588

Địa chỉ phòng khám: 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội

Rate this post

Add Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.